La hán quả hay còn gọi là quả la hán, quả mộc miết (tên tiếng Anh: monkfruit) là loại cây được trồng để lấy quả. Quả la hán vừa có thể dùng làm nước uống giải khát vừa là một thảo dược quý. La hán quả có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, long đờm, giảm ho thông tiện, làm dịu cổ họng…
Mục lục nội dung
GIỚI THIỆU VỀ LA HÁN QUẢ
Mô tả cây la hán quả
La hán quả một loại cây dây leo được mọc tập trung tại khu vực miền Nam ở Trung Quốc hoặc miền Bắc Thái Lan.
Cây la hán là dạng cây leo, thường sẽ rụng lá theo mùa. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 2 đến 3 mét. Xung quanh có rất nhiều những tua cuốn giúp các cành đâm ra và sinh trưởng thật tốt.
Lá cây có hình tim, đầu lá khá nhọn, chiều dài dưới 20cm. Hoa la hán được mọc theo chùm, mỗi chùm có khoảng 2 đến 3 bông hoa, phần cuống dài tầm 5cm và cánh hoa có màu nhạt, mỏng.
Loại quả này có độ ngọt hơn cây đường mía 300 lần, và cũng là một trong những nguyên liệu tạo ngọt thay cho đường dành cho những bệnh nhân béo phì, tiểu đường.
Loại quả này sau khi phơi khô sẽ có màu nâu hơi vàng, khá sẫm và phần bề mặt được phủ một lớp nhung mịn. Quả khô sẽ dễ vỡ, ở bên trong còn có thêm hạt, những loại quả tốt thường là quả hình tròn và khi dùng tay lắc lên không nghe thấy tiếng.
Mùi vị quả la hán rất thơm và được dùng chế biến thành trà, và các món đồ sức khỏe khác.
Thành phần của la hán quả
Trong quả la hán có rất nhiều thành phần được kể tới như:
- Fructose, glucose: các loại đường hữu cơ
- mogrosid: chất tạo ngọt
- Hỗn hợp mogrosid : tạo ra vị ngọt gấp 300 lần so với mía của quả la hán
- Protein, vitamin C, khoáng chất như Sắt, Mangan, Niken, Kẽm nhiều nguyên tố vô cơ khác, acid béo
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN LA HÁN QUẢ
Thời điểm thu hái la hán quả
Quả la hán được trồng phân bổ chủ yếu ở vùng Quế Lâm, Quảng Tây Trung Quốc.Thời gian thích hợp để thu hoạch quả này chính là vào mùa quả chín, rơi vào khoảng thời gian từ giữa tháng 9 cho đến hết tháng 10.
Quả la hán sau khoảng 10 ngày hái từ trên cây xuống có phần vỏ bắt đầu chuyển dần từ xanh sang màu vàng. Sau đó được đem đi sấy khô bằng lửa trong thời gian 4 đến 5 ngày, tiếp tục chuyển sang công đoạn tẩy sạch bỏ lông rồi đem cất dùng dần.
Quy trình chế biến la hán quả
La hán sau khi đem về nhà, để sấy khô và loại bỏ phần vỏ. Khi sử dụng cần bổ quả làm đôi hoặc làm bốn, hoặc dùng tay để bóp vỡ quả này, cho vào bình nước. Có thể bỏ vỏ hoặc để nguyên vỏ, đem đun sôi cùng với nước trong nhiệt độ khoảng 70-100 độ C sau đó để nguội làm nước uống hàng ngày.
LA HÁN QUẢ CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
Quả la hán có rất nhiều công dụng tốt, những công
Tác dụng chống oxy hóa
Khi sử dụng la hán, bên trong loại quả đó có rất nhiều những hợp chất tốt như mogrosid, ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra. Ngoài ra, mogrosid còn đem đến vị ngọt tự nhiên, thay thế các loại đường khác chống oxy hóa hiệu quả.
Tác dụng cho người béo phì, tiểu đường
Quả la hán được sử dụng làm chất tạo ngọt tự nhiên, dùng cho các món ăn dành cho người gặp các vấn đề thừa cân, béo phì. Sử dụng quả la hán thường xuyên trong một khoảng thời gian dài thay thế cho các chất tạo ngọt sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch.
Tác dụng chống viêm, giải nhiệt
Ngoài là thành phần trong món ăn và đồ ăn, quả la hán còn được chế biến thành nước giải khát, giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả từ bên trong đến bên ngoài. Quả la hán cũng có công dụng lớn giảm được bệnh đau họng, chống viêm phế quản.
Tác dụng phòng chống ung thư
La hán là một loại quả bên trong chứa nhiều mogrosid, và các hợp chất khác có tác dụng lớn ức chế được sự phát triển của các tế bào ung thư, bài tiết Insulin. Lượng đường từ quả la hán không làm cho các khối u này phát triển đường.
Tác dụng chống các bệnh về răng miệng
Thành phần bên trong quả la hán có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây sâu răng, nướu răng, chảy máu chân răng và chấm được các loại nấm nên là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc ngừa sâu răng, nấm viêm lợi.
Tác dụng giảm căng thẳng hiệu quả
Những nghiên cứu chỉ cho rằng, nếu mỗi ngày ăn từ 5-10g la hán có khả năng giải tỏa các năng lượng tiêu cực, xua tan đi sự mệt mỏi trong cơ thể người.
Tác dụng chữa các bệnh dị ứng
Bên trong la hán có chứa thành phần kháng lại được chất histamin, chống lại được các bệnh về dị ứng ngoài da do côn trùng hoặc các món ăn gây ra.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA LA HÁN QUẢ
Ngoài những tác dụng tốt cho cơ thể, quả la hán còn một vài tác dụng phụ bạn cần biết rõ như:
Không dùng quả la hán cho những người đang cảm lạnh, nhiễm lạnh vì bản thân là một thứ quả có công dụng giải nhiệt nên khi những người đang cảm lạnh sử dụng bệnh tình có thể trở nên nặng hơn.
Bên trong quả la hán có khá nhiều thành phần, những người mẫn cảm với các thành phần đó tuyệt đối không được sử dụng nếu không có thể bị dị ứng.
Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên sử dụng quả la hán, có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa mẹ.
CÁC BÀI THUỐC TỪ LA HÁN QUẢ
Bài thuốc trị viêm họng
Cho 10g quả la hán vào hãm cùng với nước, đun sôi uống thay nước lọc trong ngày.
Bài thuốc trị mất tiếng
Quả la hán dùng 1 quả lấy sắc với nước, uống mỗi lần 1 bát nhỏ từ 2 đến 3 bát. Sau đó ngậm một lúc ở họng rồi mới nuốt hẳn.
Bài thuốc trị ho gà
Bài thuốc số 1: Dùng 1 quả la hán cùng với 25g hồng phơi khô đem sắc nước uống đều đặn mỗi ngày
Bài thuốc số 2: Dùng 1 quả la hán nấu chung với 40g phổi heo, đem hầm thật nhừ rồi nếm các gia vị để vừa ăn.
Bài thuốc trị ho có đờm
Dùng 20g la hán nấu chung với 12g bạch bì đem hớt hết bọt và bỏ cái dùng uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị táo bón
Dùng 10g la hán đem nấu với 500ml nước, đun sôi sau đó để nguội đem pha cùng với mật ong, uống thay nước trong ngày. Dùng liên tục từ 2-3 ngày sẽ thấy ổn hơn.
CÁCH SỬ DỤNG LA HÁN QUẢ
Quả la hán có thể nấu và chế biến theo nhiều cách như đun sôi lấy nước uống, ăn trực tiếp, ngâm rượu.
Trà sâm bí đao nấu cùng với la hán
Nguyên liệu gồm có: bí đạo 1 cân, thục địa 5g, mía cắt khúc 3 khúc, lá dứa 10g, 20g râu ngô, la hán 2 quả, đường phèn 100g.
Cách làm: Bí đao đem rửa sạch, bỏ ruột rồi cắt thành từng khoanh nhỏ. Phần lá dứa, râu ngô cũng đem rửa sạch, chẻ mía ra thành những miếng nhỏ để phần hương vị được tiết hết ra.
Tiến hành cho bí đao cùng với mía vào nồi nấu cùng 2L nước, đun sôi lên sau đó cho thêm phần râu ngô phủ bên trên, cho thục địa và la hán vào. Sau khi đun sôi hỗn hợp trên, để lửa nhỏ khoảng tầm 10 phút nữa, sau đó tắt bếp rồi cho thêm lá dứa cùng với đường phèn vào.
Cách dùng: Uống cùng với đá để thêm vị ngon, sử dụng liên tục trong những ngày hè sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cách ngâm rượu la hán quả
Nguyên liệu gồm có 100g la hán, tây dương sâm 2 củ, táo đỏ 100g, kỷ tử 100g, đường phèn 100g, đường trắng 100g, quế hoa 200g, rượu trắng 45 độ 1,5L
Cách làm: Phần quế hoa đem rửa sạch và để ráo nước. Đem phơi ở ngoài trời qua 1 đêm, có thể dùng vải mỏng để che tránh tác động trực diện từ mặt trời chiếu vào.
Phần hoa quế sau khi đã được phơi sương sẽ tiến hành đem trộn với đường trắng, cho tất cả vào lọ thủy tinh, đem ủ 2 ngày 2 đêm.
Hoa quế ủ xong chuyển sang bình thủy tinh để ngâm, cho thêm la hán, tây dương sâm, kỷ tử, táo đỏ, đường phèn và rượu trắng, sao cho phần rượu trắng ngập mặt tất cả các nguyên liệu. Rượu sẽ uống ngon nhất khoảng từ sau 3 năm đổ đi.
Thời điểm sử dụng la hán quả tốt nhất
Quả la hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, trước đây chỉ là quả hoang mọc dại nhưng sau đó những người dân đã phát hiện ra công dụng tuyệt vời của thứ quả này và từ đó đã trồng nhiều và phổ biến hơn.
Thời gian tốt nhất để sử dụng la hán chính là độ quả chín, bắt đầu vụ thu hoạch từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10 mỗi năm. Những quả la hán to, có độ chắc, cứng, tròn được tuyển chọn kỹ lưỡng đem đi rửa sạch, sơ chế rồi sử dụng dần.
Bảo quản la hán quả đúng cách
Để bảo quản la hán bạn cần chú ý quả tươi sẽ không dùng được lâu, chỉ dùng được trong thời gian ngắn. Muốn quả sử dụng trong thời gian dài cần sấy khô quả bằng hơi nóng, loại bỏ những quả thối, vừa mốc.
Đựng la hán trong các túi nilon bịt kín hoặc để ở trong các hũ thủy tinh đậy chặt nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG LA HÁN QUẢ TỐT
Với những thành phần tốt, la hán quả thích hợp dùng cho những người:
- Có bệnh tiểu đường, béo phì lâu năm
- Có bệnh về họng như ho, viêm phế quản, ho có đờm, mất tiếng, rát họng, viêm họng
- Nóng trong người, bị nhiệt hay nổi các nốt dị ứng
- Mong muốn lão hóa chậm
NHỮNG AI KHÔNG NÊN SỬ DỤNG LA HÁN QUẢ
- Những người không nên sử dụng la hán được kể tới đó là:
- Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài
- Phụ nữ có bầu hoặc trong thời gian cho con bú
- Người đang dùng thuốc tây liều cao
CÁCH CHỌN LA HÁN QUẢ
Những quả la hán có chất lượng tốt thường có:
- Phần quả to, tròn và khá đều nhau, đường kính từ 6-8 cm. Đáy quả tròn sẽ là những quả ngon.
- Quả la hán tốt sẽ căng bóng, có nhiều lông, màu nâu sẫm không bị vỡ vỏ
- Quả nặng, cầm lên chắc tay, lắc vài lần đều không nghe tiếng hạt kêu đó là quả ngon, không bị rỗng ở bên trong.
BAO NHIÊU TIỀN 1 KG LA HÁN QUẢ ?
La hán có rất nhiều công dụng tốt, được hái ở một nơi khá xa nến mức giá có cao hơn, giao động từ 380.000 đồng đến 450.000 đồng 1 cân quả la hán khô.
LA HÁN QUẢ MUA Ở ĐÂU UY TÍN ?
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều địa chỉ bán la hán. Chúng tôi giới thiệu đến bạn một địa chỉ uy tín nằm trong top 10 bán dược liệu để các bạn tham khảo đó chính là cửa hàng TÂY BẮC STORE.
TÂY BẮC STORE – Đặc sản Tây Bắc & thảo dược quý
– Hotline/Zalo: 0962515436
– Website: https://taybacstore.com
– Địa chỉ : Bản Khuông, xã Đoài Dương), huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.